Bể biogas không những tạo ra khí đốt mà còn có vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường sống của người dân. Thi công bể biogas tại Daklak cho các trang trại lớn được nhiều khách hàng quan tâm. Trong bài viết này, môi trường Quang Phúc sẽ gửi đến quý vị quy trình thi công bể biogas tại Daklak. Mời quý vị cùng theo dõi.
Vai trò của hầm biogas trong đời sống
Vai trò đầu tiên của hầm biogas là để xử lý chất thải chăn nuôi từ chuồng trại. Thi công bể biogas tại Daklak giúp cho người chăn nuôi lưu trữ phân của vật nuôi khép kín giảm mùi hôi thối, và không gây ô nhiễm nguồn đất, nước.
Xử lý chất thải chăn nuôi tốt góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh của vật nuôi. Bởi vậy, chủ trang trại có thể hạn chế tối thiểu rủi ro vật nuôi nhiễm bệnh.
Chất thải sau biogas có thể tái sử dụng làm thức ăn cho cá. Hoặc lượng nước thải sau biogas dùng để tưới tiêu cho cây trồng. Như vậy người nông dân có thể tiết kiệm chi phí mua phân bón. Bởi lượng, chất thải này còn có thể thay thế cho phân bón ruộng hoá học và thân thiện với môi trường hơn.
Bể biogas giúp lưu trữ lượng khí biogas tạo ra nhờ quá trình kỵ khí. Lượng khí này được sử dụng làm chất đốt phục vụ đun nấu. Bên cạnh đó, các chủ trang trại lớn có thể tận dụng lượng khí biogas dư thừa để chạy máy phát điện.
Việc thi công bể biogas tại Daklak giúp người dân địa phương tăng năng suất chăn nuôi.
Khí biogas sinh ra được sử dụng làm chất đốt, và máy phát điện giúp giảm chi phí và đem tới cho người chăn nuôi lợi nhuận cao hơn. Kết hợp với sử dụng triệt để phân bón sau biogas đem lại hiệu quả về chăn nuôi – trồng trọt cho nông dân.
Quy trình thi công bể biogas tại Daklak
Có hai loại bể biogas chính được sử dụng rộng rãi là: composite và phủ bạt HDPE. Trong bài viết này, Quang Phúc sẽ giới thiệu cho bạn đọc quy trình thi công bể biogas phủ bạt HDPE được dùng phổ biến trong các trang trại lớn.
Các công đoạn thi công bể biogas tại Daklak gồm:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị mặt bằng thi công bể biogas tại Daklak
Quý vị cần tính toán thiết kế hầm phù hợp với quy mô chăn nuôi và lượng chất thải ước tính. Sau khi tính toán gần đúng tiến hành đào hầm theo bản vẽ thiết kế.
Sau khi đào hầm xong, cần dọn sạch mặt bằng. Quý vị cần đảm bảo không có rác, sỏi đá và vật sắc nhọn trên bề mặt hầm vừa đào. Bởi chất liệu bạt nhựa dễ bị thủng bởi vật sắc nhọn sẽ ảnh hưởng chất lượng hầm.
Bước 2: Đào rãnh chôn bạt HDPE
Rãnh neo có vai trò quan trọng là cố định phần bạt tránh tình trạng bạt bị lệch, đùn.Đào rãnh neo phải thực hiện trước để sau khi lót bạt có thể đảm bảo công tác thi công đạt chuẩn.
Bước 3:Lót đáy bạt HDPE
Quý vị sẽ trải bạt và hàn các tấm bạt lại với nhau. Đa phần các loại bạt nhựa hiện nay thường có quy cách khổ rộng là 7m, vì thế mà bạn cần hàn các tấm bạt lại với nhau nếu kích thước của hầm lớn hơn.
Sau khi đã trải bạt, quý vị cần lắp đặt hệ thống ống ra – vào hầm để nối từ trang trại đến hầm chứa và dẫn khí từ hầm tới thiết bị đun.
Bước 4: Tiến hành phủ nổi màng HDPE
Phủ bạt HDPE lên trên hầm để tạo thành hầm biogas khép kín. Tiến hành đặt phao nổi để tạo khí.
Công Ty Cổ Phần Môi Trường Quang Phúc cung cấp giải pháp tổng thể về công nghệ xử lý chất thải, ứng dụng màng HDPE trong các công trình nông nghiệp, xây dựng dân dụng…
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Môi Trường Quang Phúc
Môi Trường Quang Phúc
Email: moitruongquangphuc@gmail.com
Hotline: 0909 488 306
Xem thêm Thi công và báo giá hầm biogas tại Daknong
Bài Viết Liên Quan